• instagram
  • facebook
Những tác dụng bất ngờ với sức khỏe và tâm linh khi đeo bạc

Vàng ở vùng Hy Lạp – đế chế La Mã

Người Lydia đã tạo ra những xưởng tinh chế vàng đầu tiên, bằng cách kết hợp công nghệ tách với các kỹ năng tạo ra các đồng xu, họ đã tạo ra một thứ rất hấp dẫn. Tại xưởng đúc tiền hoàng gia, người Lydia đã chế tác những đồng tiền vàng nguyên chất đầu tiên trên thế giới.

Trước đây con người thường trao đổi hàng hóa bằng bất cứ thứ gì từ vật nuôi cho đến vỏ sò, nhưng giờ đây đã có 1 cái gì đó tốt hơn thay thế. Mọi người không phải cân thanh kim loại mỗi khi họ muốn giao dịch hàng hóa. Người Lydia đã tận dụng phát minh đó của mình. Nhưng vẫn còn 1 vấn đề, bởi vì các đồng xu được làm bằng hợp kim vàng bạc, người ta không thể biết được giá trị thật sự của vàng khi kết hợp với giá trị thấp hơn của bạc là bao nhiêu. Và người Lydia cũng đã giải quyết luôn vấn đề này.

 

Người Lydia đã tạo ra những xưởng tinh chế vàng đầu tiên, bằng cách kết hợp công nghệ tách với các kỹ năng tạo ra các đồng xu, họ đã tạo ra một thứ rất hấp dẫn. Tại xưởng đúc tiền hoàng gia, người Lydia đã chế tác những đồng tiền vàng nguyên chất đầu tiên trên thế giới. Và người đầu tiên tạo ra những đồng tiền vàng đó là vua của người Lydia, Croesus. Tên của ông đã trở thành một từ biểu thị cho sự giàu có. Đồng tiền vàng và bạc đúc ở Sardes là tiền kim loại đầu tiên trên thế giới. Đó là một hệ thống tiền tệ trãi rộng khắp thế giới trong suốt 2.000 năm. Các đồng tiền trở nên phổ biến và lan đến biển Ê giê, Hy Lạp và xung quanh Tiểu Á. Tiền kích thích thương mại phát triển và mang lại sự giàu có và quyền lực cho Lydia. Croesus được biết đến là người giàu nhất thế giới, ông muốn mở rộng đế chế của mình, với ý nghĩ rằng sự giàu có sẽ khiến ông bất khả chiến bại.

 

Ông dự định tấn công người Ba tư, Croesus tìm kiếm lời khuyên từ nhà tiên tri ở đền Delphi, trước trận chiến. Nhà tiên tri dự đoán rằng Croesus sẽ phá hủy 1 đế quốc lớn. Tự tin về chiến thắng, ông đã gây chiến với người Ba tư. Sau khi bị bao vây tại Sardes, người Lydia đã bị tiêu diệt từ thời điểm đó. Tiến sĩ Barbara Graziozi, Đại học Durham, Anh: “Croesus rất tức giận và muốn biết tại sao nhà tiên tri đã nói dối ông, mặc dù là trên thực tế Croesus đã tặng cho nhà tiên tri rất nhiều quà và nhà tiên tri nói rằng tôi không nói dối về một vương quốc vĩ đại đã bị phá hủy, nhưng đó lại là vương quốc của ngài”. Mặc dù, người Lydia đã đánh mất đất nước nhưng thủ đô Sardes vẫn là một thành phố quan trọng trong suốt nhiều thế kỷ, nơi đây nằm dưới sự cai trị của người Ba tư, người Hy Lạp và người La mã.

 

Di sản vĩ đại nhất của người Lydia là hệ thống tiền đúc. Người Ba tư được kế thừa những xưởng đúc tiền và phát hành những phiên bản tiền vàng và bạc của riêng họ. Các vị vua Ba tư cho khắc họa hình ảnh của mình lên những đồng tiền xu của họ. Sự phát triển của đồng tiền theo nghĩa đen khiến vàng được rơi vào tay nhiều người hơn và tiền mang lại nhiều lợi thế cho người cai trị ở thế giới cổ đại. Việc quan trọng cần nhớ rằng tiền xu thực sự là phương tiện đại chúng duy nhất cho thế giới cổ đại. Ông Andrew Meadows, chuyên viên Bảo tàng Anh: “Không có báo chí, không có đài, không có ti vi, cách duy nhất để bạn có thể chuyển tải thông điệp đơn giản, một cách lâu dài đó là trong hình dạng một đồng tiền riêng, sản xuất hàng loạt của mình”. Có 1 nguời đàn ông, đó là Alexander Đại đế hiểu chính xác điều này. Vị vua Macedon trẻ tuổi người đã thực hiện một loạt các cuộc chinh phục thần tốc thế giới cổ đại. Ở tuổi 26, ông đã xây dựng 1 đế chế trãi dài từ Ai Cập đến Ấn Độ. Và ông sử dụng tiền xu để mọi người có thể biết về những thành tựu của mình. Alexander sử dụng những hình ảnh nổi tiếng từ thần thoại Hy Lạp: Nike, nữ thần chiến thắng, Athena, nữ thần chiến binh. Thông điệp rất rõ ràng, Alexander đã thắng lợi trong các trận chiến. Ông muốn chắc chắn rằng những đồng tiền vàng lưu hành khắp đế chế của mình.

 

 

Thắng lợi của Alexander trong các cuộc chiến và các cuộc chinh phục đã bị chặn lại bởi những người La mã, họ sau đó đã xây dựng nên 1 trong những đế chế vĩ đại nhất mà thế giới từng biết đến. Rome là 1 cỗ máy quân sự và kinh tế rộng lớn và nó cần vàng để thúc đẩy sự tiến bộ. Đối với người La mã, vàng vừa là thiêng liêng vừa là thế gian, họ cất giữ tài sản của mình trên đồi Capitoline ở trung tâm của thành phố trong ngôi đền thờ thần Jupiter, vị thần quan trọng nhất trong thần thoại La mã. Trong truyền thuyết La mã, họ gần như mất tất cả vàng của họ vào tay những kẻ xâm lược đến từ Gaul. Thành phố bị tấn công bởi 1 nhóm binh lính người Gaul, những người đến được đỉnh Capitoline mà không bị người La mã phát hiện ra. Chỉ có tiếng quang quác của đàn ngỗng cảnh báo những người lính canh. Mục tiêu cướp thành phố và vàng đã không thành công. Người La mã rất biết ơn về điều này, họ xây dựng 1 ngôi đền mới cho Juno Moneta, Nữ thần Cảnh báo. Tên của bà có mối liên hệ sau đó với vàng, “moneta” đã trở thành 1 từ trong tiếng Latin có nghĩa là “tiền”. Người La mã đã mang đến cho chúng ta từ “tiền”. Và họ cũng có 1 nhu cầu liên tục trong vấn đề thực tế, các cuộc chinh phục là rất tốn kém. Người La mã chiếm phần lớn thế giới như chúng ta đã biết. Sức mạnh của đế chế La mã trãi dài từ châu Âu đến Bắc Phi, nhưng bên cạnh vinh quang, thắng lợi cũng mang đến những vấn đề. Riccardo De Sanctis, nhà Sử học: “Một mặt những lãnh thổ này mang lại sự thịnh vượng cho đế chế La mã, bởi ở đó có rất nhiều khu mỏ, nguồn tài nguyên là các kim loại quý giá như vàng. Nhưng mặt khác, mỗi cuộc chinh phục lại gia tăng nhu cầu về tiền chi cho quân đội lúc này đã trở nên chuyên nghiệp hơn. Giải pháp đến khi người La mã chinh phục Tây Ban Nha và chiếm hữu khu vực Las Medulas. Những ngọn núi ở Las Medulas rất giàu vàng, những ngọn núi cho người La mã nguồn cung an toàn và dường như vô tận mà họ cần”.

 

Trong sứ mệnh tìm kiếm vàng các thợ mỏ La mã đã thay đổi cảnh quan ở đây mãi mãi. Họ đã phá hủy toàn bộ vách đá xây dựng mạng lưới đường hầm và lò trên khắp các ngọn núi. Cảnh quan đầy những vết sẹo tổn thương là minh chứng cho những nổ lực của người La mã. Đó là công việc khó khăn, ngay cả có sự trợ giúp của hàng ngàn nô lệ. Đó là 1 tiến trình khó nhọc, chậm chạp, quá chậm để đáp ứng những nhu cầu của họ. Alfredo Rodriguez, nhà Sử học: “Chúng ta hiện giờ đang ở trong khu vực trung tâm của ngọn núi. Những người La mã đã phá hủy ngọn núi để tìm kiếm vàng, họ đã hủy hoại mọi thứ để duy trì đế chế của mình. Một đế chế được duy trì nhờ đội quân được trả lương và hệ thống nô lệ, những thứ này đòi hỏi 1 lượng vàng lớn. Thứ mà người La mã kiếm ở bất cứ nơi nào họ có thể tìm thấy châu Âu, Bắc Phi, châu Á và ở đây phía Tây Bắc Tây Ban Nha.

 

Để tăng tốc sản xuất, các kỹ sư La mã đã đưa ra 1 giải pháp thông minh, trong 1 thời đại trước khi máy móc và vật liệu nổ ra đời, đó là họ sử dụng áp lực nước để có được vàng cho mình. Để có nguồn cung cấp nước, người La mã sử dụng tuyết từ 1 dãy núi lân cận. Nước tan chảy từ tuyết phải được vận chuyển trên cả nước trở lại các mỏ vàng. Sau đó nước từ tuyết tan chảy được vận chuyển trên cả nước trở lại các mỏ vàng. Họ đã xây dựng mạng lưới các kênh để mang nước, 1 số trong số đó dài tới hàng trăm km. Nước được lưu trữ trong các hồ chứa, khi áp lực tích tụ ở Las Medulas họ đào hầm để chuyển nước vào trung tâm của những ngọn núi. Khi có đủ áp lực, nước được tháo ra, lao vào các đường hầm và chảy qua những đoạn đường hẹp với 1 lực đủ để gạn lọc vàng trên núi. “Nhà sử học La mã, Pliny đã gọi việc làm này là sự phá hủy ngọn núi, bởi vì thực sự họ cho nổ tung cả ngọn núi theo đúng nghĩa đen”.

 

Mặc cho thiệt hại môi trường trong quá trình khai thác vàng của người La mã, vàng vẫn dồi dào ở đây và khu vực xung quanh, mang lại lợi nhuận lớn cho việc khai thác mỏ hiện đại sau này. Kỹ thuật khai thác và chế tác hiện đại khiến hoạt động này trở nên rất hiệu quả. Họ sản xuất 5,5 tấn vàng mỗi năm nhiều hơn những gì người La mã có thể mơ ước. Alfredo Rodriguez, nhà Sử học: “Theo những bằng chứng khảo cổ học mới nhất, người La mã khai thác được từ 4 -5 tấn vàng trong 200 năm khai thác ở đây. Nó không phải là số lượng nhiều so với những tiêu chuẩn ngày nay. Nhưng hãy nhớ rằng khi ấy là vào thời cổ đại khi mà vàng vô cùng khan hiếm. Ở Rome người nào sở hữu vàng, người ấy là chủ nhân của mọi thứ”.

 

 

Ở Rome sở hữu vàng là rất quan trọng vàng có thể mua mọi ưu đãi ở mọi cấp độ. Đây là xã hội đầu tiên bị ám ảnh bởi sự giàu có của mỗi cá nhân. Nguồn cung vàng đối với người La mã luôn bị bỏ xa bởi cầu dù cho nguồn vàng mới vừa được tìm thấy, họ vẫn muốn nhiều hơn. Đế quốc La mã là 1 khu vực tiền tệ độc nhất. Tiền xu lưu hành khắp khu vực rộng lớn này và chúng giữ cho bộ máy kinh tế La mã hoạt động. Các vị hoàng đế luôn luôn có suy nghĩ rằng để làm sao nguồn cung vàng hạn chế, có thể mở rộng hơn bằng cách bí mật thêm các kim loại rẻ tiền hơn. Các đồng tiền có thể được đúc với chỉ 1 ít vàng và bạc, nhưng nếu mọi người phát hiện ra họ sẽ không tin tưởng vào loại tiền tệ này. Và 1 bộ phận kẻ tha hóa cũng có thể phá hoại tiền đúc bằng cách cắt các mẫu nhỏ từ rìa các đồng xu. Vàng có thể bị đánh cắp từ các cơ quan nhà nước. Công chúng mất niềm tin vào tiền tệ. Tiền mất giá trị. Lạm phát tăng lên từng chút một. Đồng tiền có 1 sức nặng hơn ở những nơi có nền kinh tế yếu kém sẽ biến đế chế trở nên suy tàn.

 

Hoàng đế La mã Kitô giáo đầu tiên Constantine Đại đế quyết định kiểm soát các vấn đề, ông cho di chuyển trung tâm đế chế của mình ra khỏi một Rome tham nhũng, ra 1 thành phố mà ông đặt theo tên của mình Constantinop. Tại thủ đô mới của mình ngày nay là Istanbul, Constantine Đại đế đã nói ông sẽ xây dựng 1 đế chế hùng mạnh dựa trên thương mại và Kitô giáo. TS Eurydice Georganteli, Viện Mỹ thuật Barber: “Constantinop nằm ở điểm giao nhau giữa phương Đông và phương Tây dễ dàng tiếp cận với tài nguyên khóang sản và thật sự ghi lại tầm nhìn của người sáng lập ra nó. Thành phố đã phát triển thành 1 thành phố quốc tế trong mơ trong hơn 1 thiên niên kỷ”. Thương mại phát triển rực rỡ. Constantine cho đúc 1 đồng tiền vàng mới, đồng xu “solidus”, đây là thành tích của ông. Vàng nguyên chất không bao giờ bị loại bỏ, và thành công đến nỗi nó được gọi là đồng đô la Trung cổ. Tiền xu Solidus được sử dụng ở những nơi xa hơn như Trung Quốc, Anh và vùng Scandinavi. Nó trở thành 1 trong những đồng tiền tồn tại lâu nhất trong lịch sử. Constantinop là trung tâm của thế giới, sự giàu có của thành phố này được thể hiện qua các công trình kiến trúc vĩ đại như nhà thờ Santa Sophia, mái vòm của nhà thờ được dát bằng 12 tấn vàng.

 

Constantinop trở thành thành phố vàng của các nhà thẩm mỹ và các thợ thủ công giỏi nhất trên thế giới. Khi Constantinop phát triển mạnh ở phương Đông phần còn lại của đế chế La mã phương Tây tan vỡ đã đẩy châu Âu vào thời kỳ đen tối. Mọi người rời xa thị trấn và thành phố, trở lại với những khu định cư nhỏ gần với đất đai hơn. Luật pháp và trật tự tan rã, vào những thời điểm không chắc chắn này, người ta tích trữ vàng của họ, với hy vọng giữ cho nó an toàn khỏi nạn cướp bóc. Rồi rất nhiều vàng dưới lòng đất họ cất giấu đi, tiền không có nhiều để lưu hành. Với việc tiền không còn sử dụng nhiều nữa, thương mại đi xuống, nền kinh tế trở nên èo uột.

 

Vàng 1 thời từng thúc đẩy cỗ máy La mã phát triển, giờ đã được giữ lại cho 1 ngày tốt đẹp hơn. Châu Âu thoát khỏi thời kỳ đen tối, nhanh chóng phát triển rực rỡ với nhiều nhà máy và những cải tiến lớn. Nhà thờ được xây dựng và các trường Đại học được thành lập. Vào thế kỷ 13, những người đứng đầu các vương quốc mới giàu có ở phía Tây châu Âu đã nhanh chóng ra lệnh cho đúc những đồng tiền vàng của riêng mình. Việc này được so sánh như là 1 cuộc Thập tự chinh Tài chính, những đồng tiền này sẽ cạnh tranh với đồng tiền “solidus” từ Constantinop. Giàu có và hùng mạnh nhất trong các thành phố châu Âu là Venice. Venice nằm trong vị trí đắc địa trong giao thương và trao đổi vàng trên biển. Ngành sản xuất và chế tác vàng Venice đã trở nên nổi tiếng và giàu có. Các nhà lãnh đạo và các thương gia giàu có đã chiếm số đông ở thành phố này. Constantinop bị bỏ lại phía sau, thành phố và văn hóa của đế quốc Bizantin đã sụp đổ. Ngay cả những đồng tiền vàng nổi tiếng của nó cũng chấm dứt sự thống trị sau gần 1.000 năm quyền lực.

 

Phú Tài biên soạn tổng hợp