• instagram
  • facebook
Tin nóng giá vàng sáng 10/7/2025: Giá vàng thế giới tiếp đà giảm sâu

Tin nóng giá vàng sáng 17/7/2025: Vàng trong nước đi ngang

Giá vàng trong nước đi ngang đầu phiên giao dịch hôm nay. Vàng thế giới tăng nhẹ trở lại chủ yếu do lực mua bắt đáy gia tăng sau khi mặt hàng kim loại quý giảm. Trên thế giới, vài năm qua, có một lực lượng mua vào ổn định và mạnh mỗi khi vàng giảm giá. Đó là ngân hàng trung ương các nước.

 

Tin nóng giá vàng trong nước

Giá vàng trong nước cùng đi ngang. Cụ thể:

Tại thị trường TP.HCM: Giá vàng miếng SJC được Công ty VBĐQ Sài Gòn giao dịch sáng nay tại: 118,60 – 120,60 triệu/lượng (mua vào – bán), đi ngang cả chiều mua vào và bán ra so với giá phiên hôm qua.

Tại Hà Nội: Công ty Vàng bạc Đá quý Phú Tài công bố giá vàng nhẫn tròn trơn 999.9 Phú Tài sáng nay ở mức: 108,50– 110,00 triệu/lượng (mua vào – bán ra), cũng ổn định cả chiều mua vào và bán ra so với giá phiên hôm qua.

Tuần này giá vàng trong nước khá ổn định. Kéo théo đó là nhu cầu giao dịch cũng chủ yếu ở trạng thái bình ổn. Trang sức hè đang có sức hút khá tốt với lượng khách trẻ.

Lượng khách giao dịch tại Công ty Vàng Phú Tài tuần này chủ yếu là mua và bán đan xen các mặt hàng như Nhẫn tròn ép vỉ Phú Tài vàng 999.9 và các loại trang sức hè vàng tây.

Thông tin thị trường vàng thế giới

Vàng gần đây cũng chịu áp lực bán ra mỗi khi căng thẳng thương mại giữa Mỹ và các nước hạ nhiệt. Hôm 15/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố thỏa thuận thương mại với Indonesia. Indonesia được giảm thuế nhập khẩu từ 32% xuống 19%, đổi lại hàng hóa Mỹ vào Indonesia với thuế suất bằng 0%.

 

Giá vàng thị trường quốc tế tăng nhẹ khoảng 10 USD/ounce sau hai phiên giảm mạnh liên tiếp, nhưng đang quanh quẩn ở vùng quen thuộc 3.300-3.350 USD/ounce trong hai tháng qua.

 

Vàng thế giới quy đổi theo giá USD ngân hàng đang ở mức 106,8 triệu đồng/lượng, đã bao gồm thuế và phí.

 

Vàng thế giới tăng nhẹ trở lại chủ yếu do lực mua bắt đáy gia tăng sau khi mặt hàng kim loại quý giảm. Trên thế giới, vài năm qua, có một lực lượng mua vào ổn định và mạnh mỗi khi vàng giảm giá. Đó là ngân hàng trung ương các nước.

 

Các nước đẩy mạnh mua vàng kể từ khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra và đồng USD có xu hướng đi xuống theo những chính sách của nước Mỹ, đặc biệt từ khi ông Donald Trump lên nắm quyền tổng thống nhiệm kỳ thứ hai.

 

Tuy nhiên, giá vàng đã tăng mạnh trong 2 năm gần đây và đây là loại tài sản không sinh lời. Do vậy, áp lực chốt lời đối với mặt hàng này thường gia tăng nhanh chóng mỗi khi giá vàng tăng mạnh.

 

Các nước, trong đó có Trung Quốc, có xu hướng không mua vàng khi giá tăng quá cao. Đây có thể là lý do khiến giá vàng dao động quanh vùng giá quen thuộc 3.300-3.350 USD/ounce trong 2 tháng qua.

 

Mặc dù tăng nhẹ nhưng vàng đang thiếu một yếu tố hỗ trợ đủ mạnh để có thể bứt phá, trước hết là trên ngưỡng cản 3.400 USD/ounce và sau đó là đỉnh cao lịch sử 3.500 USD/ounce thiết lập hôm 22/4.

 

Những tuyên bố về thuế áp lên hàng hóa của các nước nhập khẩu vào Mỹ không còn tác động quá mạnh lên giá vàng. Mỹ vẫn đang đàm phán với các nước về thuế đối ứng.

 

Hiện, giới đầu tư kỳ vọng yếu tố có thể đủ mạnh kéo vàng bứt phá đi lên là việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) giảm lãi suất. Tuy nhiên, khả năng Fed giảm lãi suất trong cuộc họp vào cuối tháng 7 là rất thấp. Cuộc họp chính sách tiền tệ tiếp theo sẽ vào tháng 9.

 

Dòng tiền cũng đang đổ vào thị trường cổ phiếu Mỹ trong bối cảnh có nhiều thông tin tích cực về nền kinh tế số 1 thế giới và các doanh nghiệp đang trước mùa báo cáo tài chính quý. Chính sách miễn giảm thuế đối ứng của chính quyền ông Trump có thể giúp các doanh nghiệp có kết quả kinh doanh tích cực.

 

Nỗ lực thúc đẩy lĩnh vực công nghệ cũng giúp các tập đoàn bứt phá. Ông lớn sản xuất chip Nvidia gần đây trở thành doanh nghiệp đầu tiên trong lịch sử thế giới đạt vốn hóa trên 4.000 tỷ USD.

 

Dòng tiền dịch chuyển sang các tài sản rủi ro cao như Bitcoin cũng gây áp lực lên vàng.

 

"Vàng Phú Tài – Giữ chữ Tín, trao Niềm Tin"

(Trung tâm Phân tích thị trường vàng - Công ty Vàng Bạc Đá quý Phú Tài)