Có khi nào bạn tự hỏi rằng đô la Mỹ biến động thì sẽ tác động như thế nào đến giá vàng và ngược lại chưa? Mối tương quan giữa đồng USD và giá vàng là gì? Tại sao lại có sự tương quan đó và có ngoại lệ không. Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu ngắn gọn trong bài viết này.
Vàng và tiền tệ từ trước đến nay vẫn duy trì mối quan hệ tương quan nghịch. Trong số đó, mối quan hệ giữa giá vàng và USD có lẽ là mối quan hệ tương quan nghịch được biết đến rộng rãi nhất. Như vậy phần lớn mọi người đều nghĩ rằng khi đồng đô la Mỹ mạnh lên thì giá vàng sẽ giảm xuống. Ngược, khi đồng đô la Mỹ yếu đi thì giá vàng tăng cao.
Tuy nhiên, sự thật bạn cần phải biết là không phải lúc nào giá vàng cũng chuyển động ngược chiều với đồng đô la. Do ảnh hưởng bởi cung và cầu, đã có những thời điểm vàng và đô la Mỹ tăng giá cùng nhau. Vậy bản chất mối quan hệ này là gì? Hãy cùng mình tìm hiểu về mối tương quan giữa vàng và đô la Mỹ tại đây nhé!
Mối tương quan giữa vàng và đô la Mỹ là gì?
Tại sao khi giá đô la giảm thì giá vàng thường tăng?
Để hiểu rõ hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến giá vàng, bạn nên tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng đến giá tiền tệ trước. Thường các yếu tố này chịu ảnh hưởng nhiều bởi nền kinh tế nước Mỹ. Một báo cáo việc làm tích cực, giá dầu giảm, niềm tin của người tiêu dùng gia tăng hay giá bất động sản tăng đều có xu hướng cải thiện nền kinh tế và do đó làm tăng sức mạnh của đồng đô la.
Ngược lại, như các bạn biết, khi nền kinh tế bất ổn, các nhà đầu tư sẽ tìm kiếm các nguồn đầu tư thay thế như các tài sản trú ẩn an toàn. Họ có thể chuyển sang đầu tư vào các tài sản hữu hình như kim loại quý, bất động sản hoặc loại tiền tệ khác và điều này làm cho giá của chúng tăng lên.
Và những yếu tố này không phải lúc nào cũng biến động một cách hòa hợp với nhau. Các hành động của ngân hàng trung ương và quốc tế cũng đóng góp vào sự biến động của thị trường và làm phức tạp thêm mối quan hệ giữa giá vàng và USD. Các ngân hàng trung ương và quốc tế sẽ thường xuyên giao dịch các loại tiền tệ khác nhau, bao gồm cả đô la Mỹ để kích thích nền kinh tế của họ hoặc tự bảo vệ các đồng tiền của quốc gia mình.
Tuy nhiên, vẫn có những biến động nhất định xảy ra. Nếu nhìn vào biểu đồ dưới đây, bạn sẽ nhận thấy dạng điển hình cho mối tương quan giữa đồng USD và giá vàng. Sự so sánh này được thể hiện bằng chỉ số DXY, đo lường sức mạnh của đồng USD so với một rổ các loại tiền tệ chính khác trên thị trường như đồng euro, đồng Yên Nhật, đồng bảng Anh, đồng đô la Canada, đồng krona Thụy Điển và đồng franc Thụy Sỹ.
Mối tương quan giữa giá vàng và USD
Khi nào vàng và đô la Mỹ không tỷ lệ nghịch với nhau?
Điều thú vị là sự nghịch biến trong mối tương quan giữa giá vàng và đồng USD không phải lúc nào cũng xảy ra, và chỉ được thúc đẩy sau khi Hoa Kỳ bãi bỏ chế độ bản vị vàng vào năm 1933. Theo chế độ bản vị vàng, giá trị của đồng đô la có liên hệ trực tiếp với giá vàng. Mỗi đồng đô la được in ra gắn liền với một lượng vàng dự trữ mà sau đó sẽ được mua và bán tại mức giá cố định.
Mặc dù hiện tại Mỹ đã bãi bỏ chế độ này vào năm 1933 dưới sắc lệnh của Tổng thống Roosevelt, tuy nhiên nước Mỹ vẫn cho phép các chính phủ nước ngoài trao đổi tiền giấy để lấy vàng cho đến năm 1971. Sau khi Tổng thống Nixon xóa bỏ hoàn toàn hệ thống này, chuyển Mỹ sang hệ thống tiền tệ pháp định.
Mối tương quan giữa giá vàng và USD
Trong tương lại gần, việc quay trở lại sử dụng một hệ thống tiền tệ bảo đảm bằng tài sản liên quan đến vàng là không có khả năng. Chính vì vậy giá trị biến động của vàng sẽ tiếp tục phản ánh độ mạnh và yếu của cả đồng đô la Mỹ và nền kinh tế của chúng ta cũng như nhu cầu trên toàn thế giới về kim loại quý. Do đó, kim loại quý này sẽ tiếp tục được sử dụng để phòng ngừa rủi ro mất giá của đồng tiền và làm nơi trú ẩn an toàn cho các nhà đầu tư trong thời điểm bất ổn về kinh tế, chính trị và thị trường.
Bản chất mối quan hệ giữa vàng và USD
Như chúng ta đã biết, mối tương quan giữa đồng USD và giá vàng bị ảnh hưởng bởi lãi suất thực. Chúng ta đều biết rằng vàng là một loại tài sản không tự sinh lãi nên nó phải cạnh tranh với các tài sản sinh lời khác như tiền tệ, cổ phiếu.
Khi lãi suất thị trường tăng cao hơn, chẳng hạn như lãi suất đồng đô la Mỹ cao hơn, các nhà đầu tư sẽ có xu hướng đầu tư vào đó nhiều hơn dẫn đến giá vàng giảm. Ngược lại, khi lãi suất thị trường giảm, các nhà đầu tư sẽ có xu hướng giảm mua đồng đô la, thay vào đó đầu tư vào vàng nhiều hơn, giúp thị trường vàng tăng giá.
Mối quan hệ chặt chẽ giữa đô la Mỹ và lãi suất thực bắt nguồn từ thực tế rằng vàng không chỉ đơn thuần là một dạng hàng hóa, mà nó còn là tài sản tiền tệ. Tất nhiên, giá vàng quốc tế được tính theo đồng đô la, vì vậy khi giá trị của đồng USD tăng (xanh) so với các đồng tiền khác trên thế giới, giá vàng có xu hướng giảm (vàng) theo.
Ngoài ra, vàng được coi như là một dạng “bảo hiểm” cho các danh mục đầu tư để vượt qua thời kỳ khủng hoảng kinh tế hay thị trường chứng khoán rung lắc. Bên cạnh đó, giá của kim loại này có xu hướng tăng lên khi niềm tin vào Fed (và các ngân hàng trung ương khác), chính phủ Hoa Kỳ và hệ thống tiền tệ bị giảm sút.
Điều đó càng chứng tỏ lãi suất thực có mối liên hệ với tỷ giá hối đoái. Tỷ giá càng thấp, tiền tệ càng yếu. Vì vậy, lãi suất thấp có xu hướng làm suy yếu đồng đô la, và hỗ trợ cho sự gia tăng của giá vàng.
Một minh chứng rõ ràng cho việc lãi suất ảnh hưởng đến mối tương quan giữa giá vàng và USD đó là cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Thời gian đó, Fed tiến hành một loạt các đợt cắt giảm lãi suất và lãi suất của Quỹ Fed tiến về mức 0%. Ngay lập tức, giá vàng tăng và hoạt động cực kỳ tốt, đạt đến mức giá khoảng 1,900 USD/oz.
Cụ thể bạn có thể xem thông qua biểu đồ dưới đây:
Mối quan hệ giữa giá vàng và USD là mối tương quan nghịch biến, chịu ảnh hưởng bởi lãi suất và các điều kiện kinh tế.
Tất nhiên, mối tương quan này có những ngoại lệ, đặc biệt là trong những khoảng thời gian mà các nhà đầu tư trên thị trường forex xem cả 2 loại tài sản này đều là tài sản trú ẩn an toàn, chẳng hạn trong thời kỳ khủng hoảng toàn cầu.
Bên cạnh đó, giá của vàng không chỉ chịu ảnh hưởng duy nhất bởi đồng đô la mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như độ mạnh yếu của nền kinh tế và nhu cầu mua kim loại quý trên toàn thế giới.
Phú Tài tổng hợp