• instagram
  • facebook
Những tác dụng bất ngờ với sức khỏe và tâm linh khi đeo bạc

5 Nguyên nhân khiến giá dầu ảnh hưởng đến giá vàng

Giá vàng thường có mối tương quan và chịu tác động không nhỏ bởi giá dầu. Vậy những tác động này bắt nguồn từ nguyên nhân nào?

Nguồn cung dầu giảm khiến giá vàng tăng

Sản lượng dầu giảm dẫn đến lo ngại về nguồn cung, đã đẩy giá dầu tăng cao. Vấn đề này thường có hại cho nền kinh tế, ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng và do đó đẩy giá cổ phiếu xuống. Khi cổ phiếu không còn sinh lời nhiều như trước đây, các nhà đầu tư có xu hướng tìm đến vàng như một tài sản thay thế.

Diễn biến mối quan hệ này được quan sát khi các tập đoàn dầu giảm sản lượng dẫn đến giá dầu tăng. Điều này tác động tiêu cực đến chứng khoán Mỹ. Khi đó, vai trò của vàng như một hàng rào bảo vệ cho cổ phiếu, được định nghĩa là nơi trú ẩn an toàn trong sự sụp đổ của thị trường.

Thị trường dầu phát triển khiến giá vàng tăng

Để giảm thiểu rủi ro thị trường và duy trì giá trị hàng hóa, các nước xuất khẩu dầu chiếm ưu thế thường sử dụng nguồn thu cao (từ việc bán dầu) để đầu tư vào vàng. Và một số quốc gia bao gồm cả các nhà sản xuất dầu, họ giữ vàng như một tài sản trong danh mục dự trữ quốc tế. Khi doanh thu từ dầu tăng, dẫn đến “cầu” về vàng cũng tăng có thể có tác động đến việc tăng giá vàng.

Do đó, việc mở rộng nguồn thu từ dầu mỏ giúp tăng cường đầu tư vào thị trường vàng, làm cho giá dầu và giá vàng cùng có xu hướng tăng.

Dầu và vàng là sản phẩm giúp hạn chế lạm phát

Lạm phát dường như là yếu tố phổ biến nhất để giải thích mối quan hệ giữa dầu và vàng. Bởi lẽ, khi giá dầu thô tăng dẫn đến mặt bằng giá chung cũng tăng. Trong tình hình đó, vàng là một kênh đầu tư tốt, giá vàng sẽ tăng theo. Điều này làm phát sinh vai trò của vàng như một công cụ phòng hộ, chống lại lạm phát hiệu quả.

Mặc dù vậy, các tài liệu về mối quan hệ giá dầu-vàng còn ít ỏi vì hầu hết các nghiên cứu hiện có đều tập trung vào mối quan hệ của các mặt hàng này với các hoạt động kinh tế vĩ mô.

Đều được định giá bằng đô la Mỹ

Cả dầu và vàng đều được định giá bằng đô la Mỹ. Do đó, sự biến động của đồng đô la có thể khiến giá dầu thô và vàng quốc tế biến động cùng chiều. Khi đồng đô la Mỹ suy yếu so với các đồng tiền chính khác, đặc biệt là đồng euro, các nhà đầu tư có xu hướng chuyển từ chứng khoán, tiền ảo sang vàng.

Biến động cùng chiều bởi tác động của lãi suất

Lãi suất cũng là một yếu tố trong mối quan hệ giữa thị trường dầu và vàng. Trong một số nghiên cứu về lĩnh vực này, sự gia tăng của giá hàng hóa khiến lãi suất thực tế thấp và tạo nên nguy cơ giảm giá trị của đồng đô la Mỹ.

Cụ thể, đối với mối quan hệ giá vàng: Trong thời kỳ lãi suất của ngân hàng trung ương ở mức thấp, dẫn đến việc tăng cung tiền, kéo theo hệ lụy lạm phát tăng. Khi đó, mọi người có xu hướng phản ứng bằng cách mua vàng để bảo toàn giá trị khiến giá vàng tăng lên.

Về mối liên hệ giữa giá dầu và lãi suất: Việc giảm lãi suất làm giảm chi phí của người tiêu dùng và nhà sản xuất, do đó làm tăng cơ hội cho giao thông, du lịch. Nhiều người tham gia giao thông hơn đồng nghĩa với việc nhu cầu tiêu thụ dầu cao hơn, điều này có thể khiến giá dầu tăng.

Do đó, về mặt này, có thể có một “mối tương quan thuận” giữa dầu và vàng, trong đó cả hai đều tăng hoặc giảm cùng chiều khi có biến động của lãi suất.

 (Phú Tài biên soạn tổng hợp)